banner

So sánh gas R22 và R410 - Thay gas r22 bằng R410A được không

So sánh gas R22 và R410 - Thay gas r22 bằng R410A được không

10-05-2025, 10:40 am

Gas R22 và R410 đều là môi chất làm lạnh có chức năng tương tự nhau, được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điều hòa không khí. Tuy nhiên, khi so sánh 2 loại gas này, các chuyên gia nhận thấy rằng, R22 và R410 có nhiều điểm khác biệt về mật độ bay hơi, khả năng làm lạnh, độ thân thiện với môi trường. Ở bài viết này, hãy cùng BPS Việt Nam tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Điểm giống nhau giữa gas R22 và R410

Gas R22 ra đời năm 1928, nhằm thay thế cho dòng gas R12 thế hệ cũ. Trước đây gas R22 được sử dụng phổ biến bởi giá thành rẻ, tuy nhiên khi hiệp định Kyoto được ký vào tháng 12/1997 liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường thì R22 dần dần bị khai tử.

R22 còn được gọi là Hydro Cloflocacbon (mã hóa học HCFC-22). Một số tên gọi khác của gas R22: Freon 22, Genetron 22, HCFC-22. Đây là loại gas không mùi, không màu, tính độc thấp và không gây cháy nổ trong điều kiện bình thường.

Gas R410 (R410A) còn được gọi là pentafluoroethane (mã hóa học C2F5H2), hỗn hợp gồm 50% CHF2CF3 và 50% CH2F2 (hay 50% R125 và 50% R32). R410 được sản xuất từ các thành phần hóa học tương tự như R22, tuy nhiên có đặc tính làm lạnh tốt và không gây hiệu ứng nhà kính.

Điểm giống nhau gas R22 và R410

Dưới đây là điểm giống nhau của gas R22 và R410.

  • Môi chất làm lạnh: Cả hai loại gas R22 và R410 đều được sử dụng cho các thiết bị làm lạnh với vai trò là môi chất giúp làm mát không khí.
  • Nguyên lý hoạt động: Gas đều được nén lại, làm lạnh và bay hơi để hút nhiệt từ đó làm mát không khí.
  • Chất dễ bay hơi: tuy mật độ bay hơi không bằng nhau, nhưng R22 và R410 đều là chất dễ bay hơi và có nhiệt độ sôi thấp (nhiệt độ sôi của R22 là 40.8 độ C, R410 là 51.8 độ C). Đặc điểm này giúp chúng có thể hấp thụ nhiệt từ môi trường bên trong phòng và thải ra môi trường bên ngoài.
  • Mức độ an toàn: cả 2 đều ít độ hại và có hóa tính ổn định.
  • Nạp gas: Cả hai loại gas R22 và R410 đều có thể nạp gas bổ sung nếu gas bị rò rỉ.
  • Khả năng gây cháy: Đều không gây cháy, tính chất cháy thuộc nhóm A1.

Sự khác nhau giữa gas R22 và R410

  • Thành phần hóa học:

Thành phần chính của gas R22 là Chlorodifluoromethane (CHClF₂), thuộc nhóm HCFC, với độ tinh khiết có thể đạt đến 99,96%, có chứa Clo.

Còn gas lạnh R410 là môi chất lạnh hỗn hợp có thành phần gồm 50% CH2F2, 50% CHF2CF3, thuộc nhóm HFC, không chứa Clo.

  • Mật độ bay hơi:

Gas R410 có mật độ bay hơi bão hòa ở 25 độ C là 64 kg/cm2, gas R22 là 44,4 kg/cm2. Do có áp suất bay hơi cao hơn nên khi xảy ra rò rỉ trong không gian kín, gas R410 sẽ dễ bị tụ lại ở tầng thấp làm giảm lượng oxy trong không khí và gây nguy hiểm cho con người. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trực tiếp với lửa, loại gas này cũng có thể sinh ra khí độc. Vì vậy, khi sử dụng gas R410, người dùng cần đảm bảo khu vực được thông gió tốt và hạn chế để khí gas tích tụ trong phòng.

  • Khả năng rò rỉ khí gas:

Gas R410 có trọng lượng phân tử là 72.6, thấp hơn so với R22 là 86.5. Tuy có trọng lượng phân tử thấp nhưng áp suất làm việc lại cao hơn nên R410 dễ bị rò rỉ hơn.

  • Thế hệ:

Gas R410 ra đời vào những năm 1990 để thay thế cho gas R22 truyền thống. Do đó R410 mới hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn.

  • Bảo vệ môi trường:

Gas R22 được nhận định là dung môi chất lạnh thuộc nhóm HCFC, có chứa clo trong cấu trúc hóa học. R22 có thể gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon với chỉ số GWP 1700 và chỉ số ODP = 0.055. Khi thải ra không khí, các phân tử clo có thể làm mỏng lớp ozon và làm suy yếu khả năng chắn tia tử ngoại gây hại nên chỉ được sử dụng đến năm 2040.

Trong khi đó, gas R410A thuộc nhóm HFC, không chứa clo nên không gây hại đến tầng ozon (ODP = 0). Tuy nhiên, R410 vẫn là một tác nhân gây hiệu ứng nhà kính mạnh khi chỉ số GWP lên đến 2088. Điều này có nghĩa là chỉ 1 kg R410A phát thải ra môi trường có khả năng làm nóng khí quyển tương đương 2088 kg CO2. 

Sự khác nhau giữa gas R22 và R410

  • Khả năng làm lạnh nhanh và sâu:

Nhờ khả năng ngưng tụ cao hơn và hiệu suất làm lạnh tốt hơn gấp 1.6 lần nên R410 sẽ đảm bảo khả năng làm mát nhanh hơn, nhiệt độ xuống sâu hơn trong thời gian ngắn.

  • Nhiệt độ và áp suất bay hơi:

Gas R410A có áp suất bay hơi cao hơn so với R22. Ở nhiệt độ 25 độ C, áp suất bay hơi của R410A đạt khoảng 1,557 MPa, trong khi đó R22 chỉ ở mức 0,94 MPa. Điều này cho thấy R410 dễ bay hơi và có khả năng lan nhanh nếu bị rò rỉ ra ngoài. Do đó, khi môi trường ẩm thấp loại gas này có thể khiến không gian bị thiếu oxy gây nguy hiểm khi có hiện tượng rò rỉ khí gas. 

  • Giá thành:

R22 có giá thành rẻ hơn nhưng lại dần khan hiếm hơn. Và đến năm 2010 loại gas này đã bị cấm ở nhiều nước phát triển do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

R410 có giá thành cao hơn nhưng an toàn và được sử dụng phổ biến hơn. Giá thành của các sản phẩm máy lạnh dùng gas R410 cũng cao hơn gas R22.

  • Chi phí nạp và bơm gas:

Gas R22 dễ bảo trì hơn, chi phí nạp và bơm gas thấp. Trong khi đó, các sản phẩm sử dụng gas R410 lại khó bảo trì hơn, chi phí nạp gas, bơm gas cũng thường rất cao và cần sử dụng nhiều loại thiết bị chuyên dụng.

  • Phương thức nạp gas:

R22 nạp ga trực tiếp còn gas R410 lại được lấy ra từ thể lỏng ở bình gas. Lý do, bởi nếu lấy ở thể hơi, thành phần trong R410 sẽ bị thay đổi đáng kể.

Trên thực tế, khi mua bình gas R410A sẽ được trang bị một ống dẫn bên trong, nên gas có thể được lấy ra khỏi bình ở thể lỏng mà không cần phải dốc ngược bình gas lên. Điều này vừa thuận tiện vừa an toàn trong quá trình nạp gas cho thiết bị.

  • Tiết kiệm điện:

Vì sở hữu hiệu suất làm lạnh cao nên các sản phẩm sử dụng gas R410 sẽ tiết kiệm điện hơn so với R22.

  • Khả năng tương thích:

R22 chỉ tương thích với các sản phẩm điều hòa thế hệ cũ từ năm 2015 trở về trước. Trong khi đó R410 lại có tính ứng dụng cao hơn và được tích hợp trong nhiều sản phẩm điều hòa cao cấp. Hơn nữa, áp suất làm việc của gas R410A cao gấp 1,6 lần so với R22 nên thành đòi hỏi ống phải có độ dày lớn hơn R22. Do đó, khi sử dụng người dùng cần kiểm tra kỹ độ dày của thành ống trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: so sánh gas r22 và r32

Nên dùng gas R22 hay R410?

Nên dùng gas R22 hay R410?

Sau phần so sánh về điểm giống và khác nhau giữa gas R22 và R410, có thể thấy gas R410 sẽ có nhiều điểm nổi bật và có tính ứng dụng cao hơn. Các sản phẩm sử dụng gas R410 phần lớn là điều hòa treo tườngđiều hòa di động cao cấp, được ứng dụng công nghệ mới, tân tiến hơn so với các sản phẩm sử dụng gas cũ như R22. Hơn nữa, nếu máy lạnh vừa được tích hợp công nghệ inverter, vừa sử dụng gas R410 người dùng cũng sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng hơn, từ đó giảm chi phí tiền điện mỗi tháng.

Nếu so sánh về khả năng làm lạnh thì R410 vẫn sẽ là một sự lựa chọn tốt vì loại gas này có khả năng làm lạnh sâu, đặc biệt phù hợp với các dòng điều hoà có công suất lớn và đòi hỏi hiệu suất cao. Ngoài ra, không phải ngẫu nhiên mà gas R410 ra đời để thay thế cho R22. Lý do là bởi vì loại gas này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để khắc phục mọi nhược điểm của R22 khi cho ra hiệu suất làm lạnh tốt, thân thiện với môi trường và có độ bền cao hơn rất nhiều. 

Mặc dù giá thành của gas R410 có phần nhỉnh hơn so với R22 nhưng có thể thấy, nếu cần đầu tư lâu dài, sử dụng bền bỉ thì các sản phẩm sử dụng gas R410 vẫn là một sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn nên lựa chọn.  

Có thể thay thế gas r22 bằng r410a được không​?

Có thể thay thế gas r22 bằng r410a được không​?

Bạn CÓ THỂ thay gas R22 bằng R410, tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất hoạt động của thiết bị, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau: 

  • Máy lạnh phải được thiết kế tương thích và phù hợp để sử dụng gas R410.
  • Các dòng máy lạnh ra đời sau năm 2015 sẽ phù hợp và có thể thay thế gas R410. Các sản phẩm sản xuất trước năm 2015 phần lớn sẽ không tương thích với loại gas này. 
  • R410 rất dễ gây nổ, cần được hút sạch gas còn lại trong bình mới nạp tiếp được.
  • Trước khi nạp gas R410, cần hút chân không hệ thống để loại bỏ hoàn toàn lượng gas R22 còn sót lại. Việc này giúp tránh tình trạng hai loại gas bị trộn lẫn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh và độ bền của thiết bị.
  • Trước khi nạp gas R410S, hãy tìm hiểu thật kỹ về lượng ga cần nạp cho thiết bị. Bạn nên nạp đúng lượng gas R410 theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì nạp quá nhiều hay quá ít gas cũng đều có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy lạnh.
  • Quy trình nạp gas R410 yêu cầu sử dụng các thiết bị chuyên dụng bởi loại gas này có quy trình xử lý phức tạp hơn so với gas R22. Để đảm bảo gas được nạp đúng kỹ thuật giúp thiết bị hoạt động ổn định, bền bỉ sau khi bảo dưỡng, bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa có tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn cao. Việc này không chỉ giúp tránh các lỗi kỹ thuật mà còn kéo dài tuổi thọ cho máy lạnh.

Trên đây là một số thông tin về điểm giống/ khác nhau giữa gas R22 và R410 cũng như một số lời khuyên khi lựa chọn 2 loại gas này. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra được những sự lựa chọn phù hợp nhất khi lựa chọn các sản phẩm điều hòa theo nhu cầu sử dụng. Nếu cần tư vấn hoặc cần đặt mua các sản phẩm điều hòa, hãy liên hệ ngay với BPS Việt Nam để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI BPS VIỆT NAM

Địa chỉ: Số H10 Khu đấu giá Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Website: BPS Việt Nam

Facebook: https://www.facebook.com/bpsvietnam.com.vn

Hotline: 0819 468 111 - 0878 229 666

Email: info@bpsvietnam.vn

Tin hot
Bài viết nổi bật
Mess Zalo
Hotline 0819 468 111

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH