banner

Hệ thống lọc nước Đầu Nguồn Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Hệ thống lọc nước Đầu Nguồn Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

18-07-2023, 2:15 pm

Hệ thống lọc nước đầu nguồn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sạch phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, hệ thống lọc tổng đầu nguồn đã được ưa chuộng sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Hãy cùng BPS Việt Nam tìm hiểu về hệ thống lọc nước đầu nguồn là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm hệ thống lọc nước đầu nguồn là gì?

hệ thống lọc nước đầu nguồn là gì

Hệ thống lọc nước đầu nguồn là thiết bị được sử dụng để lọc nước đầu vào. Hệ thống có tác dụng xử lý loại bỏ kim loại nặng hoặc thành phần hoá học có trong nước…Giúp nguồn nước sử dụng trong sạch hơn giảm được cặn và khắc phục những nguy hại do nguồn nước bẩn gây ra.

Đây là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng nước sạch cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Hệ thống lọc nước đầu nguồn giúp bảo vệ các thiết bị sử dụng nguồn nước như máy giặt, bình nóng lạnh, máy rửa bát, vòi sen… Bên cạnh đó, hệ thống này cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe của người dùng, ngoài ra giảm nguy cơ mắc các bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây ra.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước đầu nguồn

2.1. Cấu tạo của hệ thống lọc nước đầu nguồn

cấu tạo hệ thống lọc nước đầu nguồn

Hệ thống lọc nước đầu nguồn có thể được cấu tạo theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguồn nước và yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một hệ thống lọc nước đầu nguồn cơ bản thường bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ lọc sơ cấp: Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với nước nguồn, có chức năng loại bỏ các tạp chất lớn như cát, đất, rong rêu, lá cây và các vật thể nổi khác. Bộ lọc sơ cấp có thể sử dụng các loại vật liệu khác nhau như sợi tổng hợp, kim loại, nhựa hoặc gốm.

- Bộ lọc thứ cấp: Là bộ phận tiếp theo sau bộ lọc sơ cấp, có chức năng loại bỏ các tạp chất nhỏ hơn như vi khuẩn, virus, nấm mốc, kim loại nặng và các chất hữu cơ khác. Bộ lọc thứ cấp có thể sử dụng các loại công nghệ khác nhau như lọc cát, lọc than hoạt tính, lọc nano, lọc siêu vi và lọc thẩm thấu ngược.

- Bộ xử lý hóa học: Là bộ phận cuối cùng trước khi nước được đưa ra khỏi hệ thống lọc nước đầu nguồn, có chức năng điều chỉnh pH, ổn định nước. Bộ xử lý hóa học có thể sử dụng các loại hóa chất khác nhau như clo, ozon, cloramin và các chất ổn định khác.

2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước đầu nguồn

Nguyên lý hoạt động hệ thống lọc nước đầu nguồn

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước đầu nguồn như sau:

- Nước từ nguồn vào được dẫn qua bình chứa chứa vật liệu lọc. Tùy theo loại vật liệu lọc mà có công dụng khác nhau như: loại bỏ cặn bẩn, kim loại nặng, khử mùi, làm mềm nước…

- Nước sau khi qua bình chứa sẽ được dẫn qua bộ van để điều chỉnh dòng chảy. Bộ van có thể chuyển đổi giữa các chế độ: lọc, xả rửa, tái sinh, xả muối, xả khí…

- Nước sau khi qua bộ van sẽ được dẫn qua bộ đo cứng để kiểm tra độ cứng của nước. Nếu nước quá cứng, bộ điều khiển sẽ kích hoạt quá trình tái sinh vật liệu lọc.

- Quá trình tái sinh vật liệu lọc diễn ra như sau: Bộ điều khiển sẽ cho dung dịch muối từ bình chứa vào bình lọc để làm sạch và tái tạo lại vật liệu lọc. Sau đó, bộ điều khiển sẽ cho nước xả qua bình lọc để loại bỏ muối dư thừa và các tạp chất. Cuối cùng, bộ điều khiển sẽ cho nước xả khí để loại bỏ các khí có trong vật liệu lọc.

- Nước sau khi qua quá trình xử lý sẽ được dẫn ra qua bộ đo áp suất để kiểm tra áp suất của dòng nước. Nếu áp suất quá thấp hoặc quá cao, bộ điều khiển sẽ cảnh báo và điều chỉnh lại áp suất phù hợp.

3. Vai trò của một số vật liệu lọc trong hệ thống lọc nước đầu nguồn

Vật liệu lọc hệ thống lọc nước đầu nguồn

Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước cần lọc, các cột lọc trong hệ thống lọc nước đầu nguồn sẽ chứa các loại vật liệu lọc khác nhau với những chức năng khác nhau. Dựa vào những chức năng này mà người bán sẽ thiết kế 1 hệ thống lọc phù hợp với từng gia đình. Dưới đây là một số loại vật liệu lọc cơ bản thường thấy: 

- Than hoạt tính: Hoạt động với cơ chế loại bỏ các tạp chất có trong nước bằng cách hấp thụ qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Ở đây các chất gây hại sẽ được giữ lại trong cột lọc, các phần tử nước sạch sẽ đi qua. Đặc tính hấp thụ của than hoạt tính có khả năng khử tốt các độc tố có trong nước và khử hoàn toàn mùi hôi khó chịu.   

- Cát Mangan: Cát Mangan có tác dụng chính là khử kim loại nặng bao gồm: kẽm, đồng, crom, asen… Ngoài ra còn giúp giảm mùi tanh, loại bỏ váng dầu, các chất hữu cơ có hại khác, khử sắt và cân bằng độ pH trong nước. 

- Cát thạch anh: Có vai trò giữ lại kết tủa dạng bông có trong nước, qua đó mà các kết tủa của mangan, sắt sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Ngoài ra cát thạch anh còn có lớp màng lọc hỗ trợ hấp thụ asen, cực kỳ hữu dụng đối với các nguồn nước bị nhiễm asen.

- Hạt nâng pH: là vật liệu chuyên dụng trong các thiết bị lọc nước đầu nguồn giúp nâng độ pH trong nước, đảm bảo cân bằng pH cho nước. Bộ lọc chứa hạt nâng pH sẽ thường thích hợp với các nguồn nước đầu vào có độ pH từ 4.0 đến 6.0.

- Hạt Cation: Là hạt nhựa có tác dụng làm mềm nước cứng, loại hạt này có chứa nhiều ion hoạt tính cao giúp trao đổi một cách dễ dàng với những ion khác trong nước. Đặc biệt, các hạt Cation không tan trong nước nên sẽ không gây ra bất kỳ biến đổi nào về tính chất vật lý của nước.

Trên đây là chi tiết về định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hệ thống lọc nước đầu nguồn. Hy vọng với những đánh giá phân tích trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống lọc nước đầu nguồn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với BPS Việt Nam qua số hotline: 0819 468 111 để được hỗ trợ và tư vấn bạn nhé!

 

Tin hot
Bài viết nổi bật
Mess Zalo
Hotline 0819 468 111

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH